Ba mẹ nhất định phải biết cách trị sốt để trẻ không nguy hiểm
22/02/2021khi bé ba sốt, ba mẹ hãy áp dụng những cách sau đây. Chắc chắn sẽ có cách trị sốt cho bé nhanh khỏi bệnh. Cùng NMO tìm hiểu nhé.
Mục lục
Trẻ bị sốt có nguy hiểm hay không?
Trẻ bị sốt khi nhiệt độ cao, hay do chơi đùa quá sức không phải chuyện lạ. Tuy nhiên, ba mẹ phải chú ý kĩ vì có nhiều loại sốt khác nhau.
Nếu bé bị sốt thông thường thì cần hạ sốt ngay. Sau đó cho bé nghỉ ngơi và theo dõi tại nhà.
Nếu bé sốt virus ba mẹ nên nhanh chóng cho con đến bệnh viện thăm khám và điều trị.
Dù sốt virus cũng có biểu hiện khá giống sốt thông thường, nhưng cơ thể bé sẽ nổi mẩn đỏ sau 1-2 ngày. Do đó, khi phát hiện triệu chứng này nên cho bé đi khám ngay.
Tốt hơn hết, cha mẹ nên trang bị kiến thức để khi con ốm thì chăm sóc đúng khoa học. Vấn đề trẻ bị sốt, ngay sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết.
Cách trị sốt cho bé
Khi con bị sốt nhẹ, cha mẹ nên cho mặc quần áo thoáng hoặc cởi bớt đồ, đồng thời theo dõi đo thân nhiệt 4 tiếng/lần, cho trẻ uống nhiều nước.
Nếu con bị sốt vừa, phụ huynh cởi bớt quần áo, cho mặc đồ mỏng và rộng. Trẻ cần được nằm nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng, có thể dùng thuốc hạ sốt.
Cha mẹ nên lau bằng nước ấm cho con. 4 khăn đặt ở hai bên nách và hai bên bẹn, một khăn dùng lau khắp người, thay khăn sau 2-3 phút.
Khi nhiệt độ cơ thể của con xuống dưới 38,5 độ C hoặc sau khi đã lau 30 phút, phụ huynh cho con mặc lại đồ mỏng. Lúc này, bé có thể tắm bằng nước ấm. Cha mẹ tuyệt đối không dùng nước lạnh, cồn để lau cho trẻ.
Khi bé bị sốt cao hoặc rất cao, người lớn sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên để hạ sốt tạm thời và đưa ngay đến khám tại cơ sở y tế.
Khi nào cho trẻ dùng thuốc hạ sốt?
Sốt là phản ứng có lợi của cơ thể. Trẻ chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên. Trên thị trường hiện nay, nhiều loại thuốc hạ sốt có thể sử dụng. Trong đó, các thuốc có chứa hoạt chất Paracetamol thông dụng và an toàn nhất.
Phụ huynh chú ý không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho trẻ. Vì không làm tăng thêm tác dụng, mà còn gây kích ứng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá.
Nếu trẻ bị sốt nhẹ, vẫn chơi bình thường, người lớn không nên ép chúng phải nằm trong nhà. Có thể cho ra ngoài chơi, nhưng cần tránh lúc nắng gắt hoặc thời tiết xấu. Nếu bị sốt cao, trẻ cần nằm nghỉ nơi yên tĩnh trong nhà.
Khi bị sốt, nước và muối bị mất thông qua việc toát mồ hôi. Ngoài ra, cơ thể cũng bị mất năng lượng và các vitamin tan trong nước. Do đó, cha mẹ cần lưu ý bù lại bằng cách cho con uống nhiều nước và các loại nước ép trái cây.
Trẻ có thể uống các loại thuốc bổ đa sinh tố, trong đó cần nhất là vitamin C và vitamin nhóm B.
Khi sốt, trẻ thường bỏ ăn. Mẹ nên cho con bú và ăn nhiều lần trong ngày để không bị mất nước và sụt cân. Nếu nước tiểu màu vàng nhạt, thời gian tiểu 4 tiếng/lần, trẻ đã được bù nước tốt.