Phụ huynh cần chú ý các bệnh giao mùa sau ở trẻ nhỏ để đảm bảo sức khỏe cho con yêu của mình
22/02/2021Thời điểm giao mùa trẻ rất dễ ốm. Ba mẹ hãy đề phòng 3 bệnh giao mùa sau đây để chăm sóc bé tốt hơn. Hi vọng cả gia đình sẽ luôn khỏe mạnh.
Mục lục
Tại sao giao mùa bé hay bị ốm?
Thực ra, lúc giao mùa, không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng dễ bị ốm. Lý do là khi đó cơ thể có sự thay đổi từ thời tiết tác động đến. Người có sức đề kháng yếu, người dễ nhạy cảm, người bị dị ứng đều sẽ dễ bị bệnh. Người lớn đã vậy huống chi là trẻ em.
Ở trẻ nhỏ, khả năng miễn dịch rất kém. Khi chịu tác động thay đổi từ bên ngoài, cơ thể bé chưa kịp thích ứng. Do đó, bé dễ bị tác động và trở nên ốm yếu, vi khuẩn xâm nhập.
Bé bị bệnh giao mùa năm này qua năm khác, không thể dứt điểm. Tuy nhiên, nếu hàng ngày chăm sóc tốt thì những bệnh này không đáng lo lắng.
Tuy vậy, ba mẹ vẫn nên có tủ thuốc sẵn ở nhà và học vài mẹo để bảo vệ con. Những bệnh đơn giản nhưng biến chứng thì cũng vô cùng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu vài bệnh giao mùa trong phần tiếp theo để bảo vệ con mình nhé.
Bệnh bé hay gặp lúc giao mùa
Thời điểm giao mùa nóng ẩm và thời tiết thay đổi thất thường nên có rất nhiều trẻ bị viêm đường hô hấp trên nếu không phòng và điều trị đúng thì rất dễ chuyển thành viêm đường hô hấp dưới (viêm phổi, viêm tiểu phế quản). ThS.BS Hồng Quý Quân – Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Sơ sinh, BV Việt Đức đã có những tư vấn hữu ích về vấn đề này.
Viêm mũi dị ứng
Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa bé dễ bị viêm mũi dị ứng, đặc biệt những bé có cơ địa mẫn cảm.
Trẻ viêm mũi dị ứng thường có các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi nhiều, sổ mũi (nước mũi trong hoặc có màu vàng hoặc xanh khi đó là đã bị bội nhiễm vi khuẩn), có bé bị nghẹt mũi. Nặng hơn, bé bị khó thở, ù tai.
Viêm mũi dị ứng có thể gây biến chứng thành hen phế quản, hen suyễn, viêm amidan ở bé.
Để phòng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên hạn chế cho bé tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo trong nhà. Tránh các loại hoá chất xịt phòng hoặc phấn hoa
Thường xuyên giặt giũ chăn, ga, gối cho bé. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh nấm mốc.
Không cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá.
Dạy bé cách đánh răng ngày 2 lần là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi ngủ dậy.
Giữ ấm cơ thể bằng chăn mỏng khi nằm điều hoà và không để bé bị nóng quá lúc trời ấm lên.
Cảm/cúm
Cảm do vi rút gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Cúm là bệnh về đường hô hấp do vi rút. Bệnh lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh.Trẻ nhỏ rất dễ bị lây bệnh này khi thay đổi thời tiết, nóng chuyển sang lạnh.
Khi bé bị cảm thường bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, ho, sưng họng hoặc mệt mỏi. Bệnh cúm thường có triệu chứng sốt, đau các cơ, ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu và mệt mỏi… nếu kèm theo sốt cao thì phải đưa đi khám ngay vì dễ bị biến chứng gây nguy hiểm đường hô hấp.
Để phòng tránh cảm cúm phụ huynh cần mặc ấm cho trẻ, chú ý phần cổ, tay, chân
Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể thao để có cơ hội hít thở không khí trong lành, tăng cường trao đổi chất.
Giữ không khí trong nhà luôn thoáng mát, không ẩm mốc.
Đối với trẻ những tháng đầu đời thì hãy cho con bú sữa mẹ. Trẻ bắt đầu ăn dặm được thì nên bổ sung nhiều rau, hoa quả và cho trẻ ăn chín.
Chú ý tới giấc ngủ của trẻ. Hãy đảm bảo trẻ ngủ trong môi trường thoáng gió và thoải mái.
Viêm họng cấp
Bệnh viêm họng cấp thường xảy ra vào mùa đông hoặc mùa hè do trẻ uống nước đá nhiều và ăn kem
Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi.
Để phòng tránh viêm họng cấp ở trẻ cần chú ý vệ sinh mũi họng như: rửa mũi, đánh răng, súc miệng nước muối ấm. Giữ ấm vùng cổ khi nằm điều hoà
Có thể cho trẻ lớn uống các thảo dược giúp sát khuẩn và tăng sức đề kháng như mật ong chanh đào. Tránh cho trẻ uống nước đá và kem quá lạnh
>>> Xem thêm: Thực phẩm nên ăn vào mùa đông