Cách chăm sóc trẻ nhỏ khi trời lạnh

Cách chăm sóc trẻ nhỏ khi trời lạnh

22/02/2021 0 Đinh Thị Thanh Vân 393
8 phút, 44 giây để đọc.

Việc chăm sóc trẻ nhỏ không dễ. Đặc biệt, mùa đông trẻ càng dễ bị bệnh hơn. Vậy phải làm sao?

Trẻ hay mắc bệnh gì mùa đông?

Quai bị: bệnh khá phổ biến ở nước ta. Virus gây bệnh bằng việc lan qua đường hô hấp. Bệnh gây đau một bên má, khó chịu khi nói chuyện và má sưng phồng. Nếu nguy hiểm sẽ gây biến chứng viêm màng não.

Cảm cúm: bệnh rất phổ biến, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết ở mục sau.
Tiêu chảy: bệnh gây đau bụng cho bé. Bệnh này cũng do virus kiết lị gây ra. Bé hay bị sốt, đau bụng, đi ngoài phân loãng. Ngoài ra, bé cũng dễ bị mắc bệnh này vào cả mùa hè.

Viêm mũi: do thay dổi thời tiết dẫn đến. Bé bị nhức mũi, đau và viêm sưng tấy. Ba mẹ cần chú ý vấn đề vệ sinh mũi cho bé khi giao mùa.
Viêm phế quản: bệnh do vi khuẩn gây ra. Bệnh này bị ảnh hưởng bởi khói bụi, khói thuốc lá, hoặc do bé bị sởi,…Bố mẹ nên kiêng hút thuốc, đồng thời cho bé đeo khẩu trang khi ra đường.

Nhiễm trùng tai: bệnh hay gặp ở bé ít tuổi. Bệnh này khiến bé chảy mủ ở tai, chảy dịch và tai bị đau nhức. Ba mẹ nên dùng tăm bông vệ sinh cẩn thận.

Chăm sóc trẻ nhỏ bị cúm vào mùa đông

Trẻ cảm lạnh và mệt mỏi

Trẻ cảm lạnh và mệt mỏi

Cần duy trì chế độ ăn uống giàu protein, vitamin, nhiều rau củ quả; bổ sung lợi khuẩn; tiêm chủng đầy đủ; ăn chín uống sôi… để tăng miễn dịch.
Theo bác sĩ Trưởng khoa dinh dưỡng Nguyễn Thị Thu Hậu – Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), thời điểm giao mùa (nhất là thu đông), số bệnh nhân nhập viện tăng cao. Trong đó phần lớn trẻ mắc bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa như: viêm họng, phế quản, tiểu phế quản, phổi; hen suyễn, tay chân miệng, thủy đậu, tiêu chảy cấp… và đặc biệt là cảm cúm.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 210.000 trường hợp mắc cúm gồm các chủng A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Thông tin mới được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đưa ra, có 20-50% số ca mắc cúm thuộc chủng A/H1N1…Thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng 2 cho thấy, trung bình mỗi ngày có 6.000-8.000 lượt khám, tăng nhiều so với trước.

Bệnh cúm

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng hai đến bảy ngày, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch… lại có nguy cơ nặng hơn, thậm chí gây tử vong.

Chăm sóc trẻ nhỏ lúc giao mùa

Trẻ cảm khi giao mùa

Trẻ cảm khi giao mùa

Theo bác sĩ Hậu, thời tiết nóng lạnh thất thường tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn sinh sôi, trong đó virus cúm tấn công mạnh nhất từ tháng 7 đến tháng 12. Virus cúm dễ tấn công trẻ vì hệ miễn dịch của bé còn non nớt, chưa hoàn chỉnh, nên sức đề kháng còn yếu. Tuy nhiên, không ít phụ huynh chủ quan nghĩ bé chỉ sốt nhẹ, có thể khỏi nếu uống thuốc, vô tình khiến bệnh con nặng và kéo dài.

Cúm không chỉ xảy ra ở trẻ em mà ngay cả người lớn, thanh niên cũng có nguy cơ mắc cảm cúm cao. Trước giờ mọi người vẫn nghĩ người lớn khó mắc cúm. Nhưng thực tế khoảng 5-50% người lớn có thể mắc cúm. Vì thế cần lưu ý tăng sức đề kháng cho trẻ và cả gia đình.

Lý do bị cúm

Bác sĩ cho biết, ho, cảm cúm, ngạt mũi… là những triệu chứng thông thường. Lý do là sức đề kháng yếu khiến cơ thể chưa kịp thích nghi. “Khi nóng quá, bé có xu hướng đổ mồ hôi, dẫn đến mất nước. Hay ở trong máy lạnh quá lâu, khi ra nắng không kịp thích nghi cũng dễ mắc bệnh.

Trời nóng khiến thức ăn dễ ôi thiu, cơ thể mệt mỏi chán ăn. Từ đó giảm sức đề kháng, làm tăng khả năng hoạt động của vi khuẩn nên dễ bệnh. Khi trời trở lạnh, virus cúm cũng phát triển mạnh hơn, tấn công đến hệ miễn dịch của bé, có thể gây cảm cúm kéo dài”, bác sĩ Thu Hậu nói thêm.

Tâm sự của phụ huynh

Chị Lan Nhi (quận 3, TP HCM) chia sẻ, những lúc trời mưa lạnh và giao mùa, hai bé nhà chị (trai 5 tuổi, gái 3 tuổi) luôn bị hắt hơi, sổ mũi. Dù vợ chồng chị thường xuyên rửa tay cho các con, vệ sinh sạch sẽ nhưng không biến chuyển nhiều.

Cũng nỗi lo lắng trên, chị Phương Hồng (Tây Ninh) kể suốt ngày đầu bù tóc rối vì nuôi ba đứa trẻ (2 tuổi, 4 và 6 tuổi). Đứa lớn vừa khỏi cúm thì đến lượt đứa bé, chị dỗ kiểu gì con cũng không ăn, người nóng sốt và cứ rấm rứt khóc. Chị thương con phải uống nhiều thuốc mới khỏi bệnh.

Vợ chồng anh Thiện (Bình Dương) mua đủ loại thuốc để sẵn trong nhà để đối phó khi giao mùa. Anh quan niệm cúm chỉ là bệnh bình thường, không cần phải làm quá vấn đề. Chỉ khi thấy con khò khè, nóng sốt, anh mới cầu cứu bệnh viện.

Bác sĩ Thu Hậu khuyên cha mẹ không nên coi thường cảm cúm mà cần tìm cách chữa trị, nâng đỡ cơ thể kịp thời. Nếu không sớm chữa khỏi dễ dẫn đến viêm phế quản, viêm họng, thanh quản, viêm phổi.

Chăm sóc trẻ nhỏ bị cảm cúm

Thịt bò chứa nhiều protein

Thịt bò chứa nhiều protein

Chế độ ăn uống là điều đầu tiên cha mẹ cần lưu ý. Trong đó, phải tăng cường dinh dưỡng cho trẻ đủ lượng và chất. Có thể lên thực đơn ba bữa cho con bằng những thực phẩm có lợi sau:

Protein

Thực phẩm giàu protein như thịt heo, thịt bò, thịt gà, trứng, cá, sữa, đậu hạt, thực phẩm chế biến từ đậu nành. Mỗi ngày dùng ít nhất 3 lần các loại thực phẩm này sẽ giúp phòng ngừa bệnh cúm.

Vitamin C

Các thực phẩm nhiều vitamin C như sơ ri, cam, quýt, chanh, nho, bưởi, táo tây, kiwi, bơ, chuối, dứa… có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, nâng cao khả năng diệt khuẩn của các tế bào.

Rau quả

Các loại rau quả có màu cam, có màu xanh đậm chứa nhiều chất tiền vitamin A. Khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Nó giúp hệ hô hấp luôn được khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Các loại rau xanh giàu chất sắt, các loại đậu hạt cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng.

Trà thảo mộc, bạc hà… cũng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể.

Lợi khuẩn

Bên cạnh đó, bổ sung lợi khuẩn (hay Probiotic) là một trong những phương pháp đã được chứng minh hiệu quả. Nó giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm cho trẻ.

Sữa chua lợi khuẩn tốt cho mùa đông

Sữa chua lợi khuẩn tốt cho mùa đông

Giải thích về vấn đề này, bác sĩ Hậu chia sẻ: “Hệ miễn dịch giống vòng tay che chở, giúp cả nhà luôn khỏe mạnh. Điều thú vị là hệ miễn dịch và đường ruột có mối tương quan mật thiết. Trong ruột có rất nhiều hạch, là nơi sản xuất 70-80% các tế bào miễn dịch của cơ thể. Một đường ruột khỏe mạnh sẽ góp phần giúp nâng cao hệ miễn dịch và ngược lại”.

Thịt bò, trứng, các loại hải sản như cua, hàu, cá mòi… giàu kẽm, ngăn ngừa virus. Sữa chua uống men sống giàu lợi khuẩn cũng có tác dụng tăng cường kháng thể.

Lợi khuẩn L.Casei 431 tốt cho việc chăm sóc trẻ nhỏ

Năm 2011, Tập đoàn men sống châu Âu – Chr. Hansen khởi xướng nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả miễn dịch của lợi khuẩn (probiotic) trên 1.100 đối tượng ở Đan Mạch và Đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung lợi khuẩn L.Casei 431 hàng ngày giúp giảm tỷ lệ mắc cúm.

Hiện nay, tại Việt Nam, chủng men L.Casei 431 đang được ứng dụng trong dòng sản phẩm sữa chua uống men sống Vinamilk Probi. Năm 2016, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam đã chứng minh lâm sàng sữa chua bổ sung 20 tỷ lợi khuẩn L. Casei 431 trong 100 ml. Nó giúp tăng cường đề kháng và hạn chế cảm cúm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ mắc cúm A và B ở nhóm dùng Probi thấp hơn nhóm không dùng (14,7% so với 22,4%). Đồng thời, Probi giúp giảm số ngày mắc cúm ở nhóm trẻ sử dụng so với nhóm không dùng (4,15 ngày so với 5,35 ngày).

Bổ sung lợi khuẩn (hay Probiotics) giúp bé tăng cường đề kháng, có thể thỏa thích vui chơi.

Cha mẹ cần chú ý cho bé đi tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ăn chín uống sôi, cách ly người bệnh… cũng là cách đề phòng nhiễm bệnh.

>>> Xem thêm: Thực phẩm tốt cho mùa đông, bạn có biết?

Trích dẫn từ blogsuckhoe.com
Thanh Vân