Hướng dẫn cách trị viêm tai giữa cho bé yêu

Hướng dẫn cách trị viêm tai giữa cho bé yêu

22/02/2021 0 Đinh Thị Thanh Vân 620
4 phút, 16 giây để đọc.

Bệnh viêm tai giữa không phải là bệnh phổ biến. Tuy nhiên, nếu con em bị bệnh này, cha mẹ nên áp dụng vài mẹo sau đây.

Vài bệnh về tai bé thường gặp phải?

Dưới đây là một số bệnh về tai bé có thể gặp:

  • Chảy mủ tai: bệnh do tai bị viêm. Ba mẹ nên dùng bông tăm để làm sạch tai cho con. Lưu ý nhẹ nhàng và thỉnh thoảng mới lấy mủ cho con. Nếu không có kinh nghiệm hãy nhờ bác sĩ.
  • Điếc tai: bệnh có thể do bẩm sinh, cũng có thể do hoàn cảnh sống tác động. Bé thủng mảng nhĩ, không nghe được, nên bị điếc tai Ba mẹ lưu ý bảo vệ tai cho con. Không nên cho bé dùng vật nhọn nghịch ngợm.
  • Viêm tai ngoài: bệnh do ống tai bị nhiễm trùng. Ba mẹ sẽ thấy bé có thính giác kém, chay chảy dịch. Lưu ý là phát hiện và điều trị sớm.
  • Viêm tai giữa: bệnh này chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau. Như vậy chúng ta đã điểm qua vài bệnh về tai thường gặp. Ba mẹ nên đọc kĩ để chăm sóc con mình.

Mẹo trị viêm tai giữa không có cơ sở khoa học

Dùng tổ bọ ngựa có trị viêm tai giữa không?

Tổ bọ ngựa

Mới đây một số bà mẹ chia sẻ trên mạng về bài thuốc chữa viêm tai giữa rất hiệu quả hơn đi viện. Các mẹ cho hay, nếu trẻ bị viêm tai giữa chỉ cần dùng hai tổ bọ ngựa. Sau đó đem đốt cháy tán bột trộn với ít dầu dừa. Tiếp theo dùng tăm bông thấm vào tai ngày làm 2 lần sáng tối. Sau 2 ngày dùng có thể mủ tai không chảy nữa, sang ngày thứ 3 khỏi hẳn.

Bác sĩ chuyên khoa nhi Vũ Vân Anh (Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội) cho biết, chưa từng nghe phương pháp này. Cách chữa này hoàn toàn không có cơ sở khoa học.

Trên thực tế đã có nhiều trường hợp bị viêm tai, nước mủ chảy ra nhưng vì dùng mẹo sai cách dẫn đến nặng hơn. Thậm chí, những tạp chất nước đó sẽ bịt mất đường dẫn lưu của mủ ra khỏi tai. Mủ không chảy được ra ngoài sẽ chảy vào trong gây nên viêm màng não và áp xe não.

Đôi nét bệnh viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Theo bác sĩ Vân Anh, viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi). Viêm tai giữa xảy ra có thể do một loại vi khuẩn hoặc virut trong tai giữa. Nhiễm khuẩn này thường là kết quả của một căn bệnh: bệnh cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng là nguyên nhân gây tắc nghẽn và sưng đường mũi, họng…

Bệnh viêm tai giữa có các triệu chứng thường gặp bao gồm: đau tai, sốt 38,5oC hoặc cao hơn, khó ngủ, cáu kỉnh. Đôi khi khó nghe hoặc phản ứng với âm thanh, đau đầu, chán ăn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nói về nguyên nhân trẻ em dễ bị viêm tai giữa, bác sĩ Vân Anh cho hay, nguyên nhân do vòi nhĩ ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang hơn so với người trưởng thành. Do đó, chất lỏng từ cổ họng và tai ngoài dễ dàng đi qua ống vào tai giữa.

Kể cả trẻ bị viêm đường hô hấp trên dễ khiến vòi nhĩ bị tắc nghẽn. Điều này dẫn đến các chất dịch tiết ra bị mắc kẹt trong đó. Điều này tạo ra một môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn và virus sinh sôi. Khi nhiễm trùng xảy ra, vòi nhĩ bị sưng mủ, màng nhĩ phồng lên, thậm chí bị rách.

Cách hạn chế viêm tai giữa

“Khi trẻ bị viêm tai giữa cần đưa đến các bệnh viện chuyên khoa tuyệt đối không được cho bất cứ bài thuốc truyền miệng nào để cho vào tai hoặc các loại thuốc dạng nước mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ cũng không được dùng. Tai có thể bị viêm nhiễm nặng hơn khi tiếp xúc với thuốc chưa qua kiểm duyệt và khử trùng.

Vệ sinh tai cho bé sạch sẽ

Vệ sinh tai cho bé sạch sẽ

Để phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ thường xuyên làm tốt việc vệ sinh mũi họng. Vì giữa mũi họng và tai trong có ống thông nhau nên vi khuẩn qua đó mà lan sang tai.

Với trẻ trong giai đoạn bú mẹ, vệ sinh bình bú sạch sẽ và bế trẻ ở tư thế ngồi nghiêng. Bệnh viêm tai giữa có thể lây lan vì vậy không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh.

>>> Xem thêm: Bé chảy máu cam ba mẹ phải làm sao?

Trích dẫn từ blogsuckhoe.com
Thanh Vân